Chuyển đổi số doanh nghiệp – Lợi ích và thách thức

Chuyển đổi số doanh nghiệp – Lợi ích và thách thức

 

Chuyển đổi số (Digital transformation) là việc tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình hoạt động và kinh doanh của tổ chức, với mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tại Việt Nam, mặc dù chính phủ đang khuyến khích tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số, nhất là đối với các ngành nghề như dịch vụ, y tế, du lịch,… nhưng vẫn chưa đạt được kết quả vượt bậc như mong đợi. Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 diễn ra tại Việt Nam, gây ra những tác động và để lại hệ lụy nghiêm tọng đến nền kinh tế cả trong và ngoài nước. Trong suốt giai đoạn cách ly xã hội, hành vi của toàn xã hội thay đổi một cách đột ngột và sau đại dịch, hành vi người tiêu dùng cũng đã không còn như trước. Để trở về điểm cân bằng, doanh nghiệp cần có một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, giảm chi phí và tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn.

Có thể nói, đại dịch vừa qua đã thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tham gia vào công cuộc chuyển đổi số chung. Vậy doanh nghiệp cần những gì để chuyển đổi quá trình kinh doanh của mình?

Các công cụ chuyển đổi số của doanh nghiệp

  • Chuyển đổi chữ ký số

Chữ ký số (token) là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng việc mã hóa một thông điệp bằng khóa không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được nội dung thông điệp

Đối với doanh nghiệp, chữ ký số đóng vai trò như con dấu định danh trên môi trường số hóa và được thừa nhận về mặt phát lý. Chữ ký số hoạt động tương tự như chữ ký tay hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề nghiệp vụ thông qua internet. Từ đó giảm thiểu được rất nhiều thời gian và chi phí dành cho công việc giấy tờ

  • Chuyển đổi số liệu thống kê

Ngành thống kê đi tiên phong trong quá trình chuyển đổi số, Bộ TT&TT sẵn sàng hỗ trợ chuyển đổi số cho công tác thống kê, chia sẻ dữ liệu.

Bộ TT&TT sẵn sàng hỗ trợ Tổng cục Thống kê đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số giúp giảm lực lượng lao động, công sức. Ứng dụng CNTT mạnh mẽ sẽ giúp điều tra viên có thể thực hiện cập nhật thông tin thống kê mọi nơi, mọi lúc. Việc đẩy mạnh chuyển đổi số sẽ mang lại hiệu quả hơn nữa cho công tác thống kê.

Bộ TT&TT sẽ chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, các doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ chuyển đổi số cho công tác thống kê và tiết kiệm chi phí. Chuyển đổi số liệu trong thống kê của các doanh nghiệp đang được Chính Phủ quan tâm và hỗ trợ một cách toàn diện.

Quy trình chuyển đổi số

  1. Lập kế hoạch

Mỗi doanh nghiệp khi áp dụng chuyển đổi số đều đặt ra những mục tiêu khác nhau phù hợp với doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, doanh nghiệp cần lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng, xác định được những công việc cần làm, thời gian, nhân sự và chi phí để hoàn thành công việc đó.

  1. Lập chiến lược

Chuyển đổi số là quá trình toàn diện, doanh nghiệp có thể có những thay đổi trong suốt quá trình, nên chiến lược có thể thay đổi ở từng giai đoạn chuyển đổi khác nhau. Vì thế, để đạt hiệu quả, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể tham khảo các tài liệu hoặc mô hình từ các tổ chức đã chuyển đổi số thành công. Sau đó dựa vào những đặc thù của doanh nghiệp mình để đưa ra những chiến lược hợp lý.

  1. Số hóa các dữ liệu, quy trình

Trước khi thực hiện chuyển đổi số, doanh nghiệp cần số hóa toàn bộ các tài liệu cần thiết, và việc số hóa là bước đầu tiên trong kế hoạch chuyển đổi số. Số hóa tài liệu là quá trình chuyển đổi từ văn bản viết tay, trên giấy (bản cứng) sang dạng tài liệu số (bản mềm) để dễ dàng truy cập, lưu trữ, chia sẻ. Kết quả của quá trình số hóa này là nguyên liệu không thể thiếu trong việc chuyển đổi số.

  1. Chuẩn bị về nhân lực

Các doanh nghiệp chuyển đổi số thành công không chỉ tập trung vào chuyên môn mà còn có văn hóa doanh nghiệp cũng như các thức sử dụng nhân tài. Trong quá trình chuyển đổi số, bất kỳ việc gì cũng có thể xảy ra, bao gồm cả những nguy cơ rủi ro. Vì thế cần phải chuẩn bị một đội ngũ nhân lực tốt là yếu tố cần thiết để thực hiện chuyển đổi số thành công.

  1. Đầu tư công nghệ

Các nền tảng công nghệ phục vụ chuyển đổi số ngày càng trở nên phổ biến và tối ưu hơn. Sử dụng công nghệ là xu hướng không thể thiếu trong thời đại số hóa hiện nay. Tuy nhiên không phải công nghệ nào cũng phù hợp với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần dành nhiều thời gian tìm hiểu và lựa chọn nền tảng công nghệ áp dụng để phù hợp với tình hình và khả năng hiện tại của mình.

Chuyển đổi số là quá trình tạo nên bước ngoặt của doanh nghiệp, là xu hướng không thể thiếu của các doanh nghiệp trong thời đại số hóa, vì thế chuẩn bị cho mình quy trình chuyển đổi số khoa học và phù hợp với đặc thù doanh nghiệp mình là điều vô cùng cần thiết. Chuyển đổi số thành công sẽ là bước đầu để doanh nghiệp có thể phát triển vượt bậc và bền vững trong tương lai


Địa chỉ: L17-11, Tầng 17, Tòa Nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tổng đài hỗ trợ: 0866226077 – Email: support@anawork.com

Mã số doanh nghiệp: 0314105010 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 09/11/2011

 

Scroll to Top