Doanh nghiệp và những sai lầm khi lựa chọn phần mềm quản lý nhân sự

Doanh nghiệp và những sai lầm khi lựa chọn phần mềm quản lý nhân sự

 

Phần mềm quản lý nhân sự ra đời và được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào công việc điều hành doanh nghiệp và đã chứng minh được sự hữu ích của mình trong công tác giám sát, điều hành công việc trong doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, với việc đa dạng lĩnh vực kinh doanh trên thị trường và sự xuất hiện của ngày càng nhiều các phần mềm quản lý đã phần nào tạo ra sự khó khăn cho công tác lựa chọn  một phần mềm phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.

Những sai lầm thường gặp khi lựa chọn phần mềm quản lý nhân sự

  1. Không xác định được nhu cầu

Phần lớn các doanh nghiệp khi lần đầu bắt tay vào lựa chọn 1 phần mềm quản lý nhân sự đều chưa xác định được nhu cầu của mình. Đội ngũ HR lúc này cần lập ra danh sách những nhu cầu nghiệp vụ cần thiết để từ đó xác định được các tính năng phải có trong hệ thống để giải quyết nhu cầu

Bên cạnh đó, ban quản trị cũng cần phải xác định được lý do doanh nghiệp cần đến một phần mềm quản lý nhân sự và những khó khăn phần mềm có thể hỗ trợ cho nghiệp vụ doanh nghiệp

2. Không tìm hiểu nhiều nhà cung cấp

Một số doanh nghiệp khi lựa chọn phầm mềm nhân sự lại mắc phải sai lầm khi không tìm kiếm nhiều nhà cung cấp mà thường lại vin ngay vào nhà cung cấp có quen biết hoặc được biết đến rộng rãi trên thị trường. Điều này sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp bị hạn chế về mặt lựa chọn và đầu tư vào sản phẩm không đáp ứng đủ nhu cầu doanh nghiệp.

Khi đã lập ra được danh sách những tính năng cần thiết cho công tác nghiệp vụ của mình, phía doanh nghiệp nên bắt đầu xem xét ít nhất từ sáu đến chính nhà cung cấp. Việc xem xét nhiều hệ thống khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp phần nào có hiểu biết hơn về khả năng của từng sản phẩm và xác định được những sản phẩm từ nhà cung cấp nào có thể đáp ứng nhu cầu quản lý nhân sự của mình

3. Không sơ tuyển nhà cung cấp

Sau khi đã lập ra được danh sách những nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu, phía doanh nghiệp cần tiến hành sơ tuyển danh sách để lọc ra những nhà cung cấp không thể đáp ứng được tất cả dịch vụ cần thiết hoặc vượt quá ngân sách doanh nghiệp có thể chi trả được cho dịch vụ của họ. Việc sơ tuyển giúp danh sách khi này còn thu gọn lại từ 2 đến 3 sản phẩm phù hợp với doanh nghiệp. Đối với những nhà cung cấp không đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp thì không cần yêu cầu tổ chức demo, như vậy sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian cho công tác lựa chọn

4. Bỏ qua bức tranh toàn cảnh trong tương lai

Tuổi thọ của một giải pháp phần mềm là thứ doanh nghiệp nên xem xét trong quá trình chọn lựa. Một phần mềm nhân sự nếu không có khả năng mở rộng sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp trong tương lai và điều này làm giảm đáng kể tuổi thọ của một giải pháp phần mềm. Lựa chọn được một giải pháp có thể giải quyết được nhu cầu hiện tại và có thể hỗ trợ tăng trưởng và phát triển trong tương lai, đó sẽ là một khoản đầu tư thông mình và thành công của doanh nghiệp.

Cần làm rõ với tất cả các bên có liên quan, xác định các yêu cầu kinh doanh để đảm bảo quy trình và mục tiêu chiến lược của họ phù hợp với hướng phát triển phần mềm. Tránh tích hợp các quy trình kém vào phần mềm và nên tiến hành tối ưu hóa toàn bộ quy trình dịch vụ tích hợp


Địa chỉ: L17-11, Tầng 17, Tòa Nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tổng đài hỗ trợ: 0866226077 – Email: support@anawork.com

Mã số doanh nghiệp: 0314105010 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 09/11/2011

Scroll to Top